Đàm Thủy là một trong những địa bàn có con sông Quây Sơn chảy qua. Sông Quây Sơn có hai nhánh chính bắt nguồn từ Trung Quốc. Nhánh lớn nhất chảy qua xã Ngọc Khê; nhánh thứ hai hay còn gọi là sông Tà Pè, chảy theo hướng Đông Nam qua các xã Phong Nặm, Ngọc Khê, hợp lưu với nhánh chính tai xã Ngọc Khê, rồi chảy qua các xã Đình Phong, Chí Viễn và Đàm Thủy, qua huyện Hạ Lang rồi chảy sang Trung Quốc , Cùng với sông Quây Sơn, trên địa bàn xã có một số con suối nhỏ chảy qua cánh đồng các làng Bồng Sơn, Bản Gun, Khuổi Ky, Bản Thuôn củaĐàm Thủy. Hệ thống sông, suối chảy trên địa phận xã Đàm Thủy đã góp phần cung cấp nguồn nước tưới tự nhiên cho sản xuất của cư dân địa phương. Xã Đàm Thủy mang đặc điểm chung của địa hình huyện Trùng Khánh là thấp dần từ Tây bắc xuống Đông nam nên các con sông bắt nguồn từ phía Tây bắc chảy theo hướng Đông nam qua các vùng núi đá vôi tạo nên những dòng nước chảy xiết với nhiều thác ghềnh. Một trong những thác nước tạo nên sự độc đáo, kỳ vĩ cho cảnh quan của Đàm Thủy tinh Cao Bằng nói chung đó là thác Bản Giốc.
Theo sách Dư địa chí các tinh Bắc Kỳ cho biết "Sông Quây Sơn có nhiều thác mà cái lạ nhất là thác Bản Giốc". Thác có độ cao trên 50m. khối nước lớn đổ xuống qua nhiều tầng đá vôi. Ở giữa có một mô đá rộng phủ đày cây, xẻ dòng nước thành ba luồng như ba dåi lụa trắng. Do độ dốc lớn, dòng chảy đổ xuống vực sâu, tạo thành các dòng nước trắng xóa như các dải lųa trảng vắt ngang sườn núi. Thác Bản Giốc cùng với động Ngườm Ngao là món quả thiên nhiên ban tặng cho Đàm Thủy, nguồn tài nguyên quan trọng để địa phương khai thác phát triến du lịch. Thác Bản Giốc cùng với Ngườm Ngao là điểm du lịch hấp dẫn thu hút du khách khi đến Cao Bằng, góp phần cải thiện nguồn sinh kế cho người dân địa phương.
Đồng bào các dân tộc ở Đàm Thủy từ xa xưa đã biết lợi dụng đặc điểm dòng chảy xiết của nước để làm các cọn nước, đưa nước từ sông, suối lên ruộng cao cung cấp nước tưới cho ruộng, nương. Sông suối đồng thời là nguồn cung cấp thủy sản tôm, cá cho người dân địa phương.
Đàm Thủy nằm trong vùng ảnh hưởng của khí hậu cận nhiệt đới, với bốn mùa rõ rêt. Nhiêt đô trung bình là 19,8° C. Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau, thời tiết lạnh, có thời điếm nhiệt độ hạ xuống 0°C, tiết trời khô hanh. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9, chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông bắc nên mưa nhiều, ẩm ướt. Do su biến thiên của nhiệt độ trong năm chênh lệch lón nên trên đia bàn xã thường xuất hiện hiện tượng sương muối xảy ra từng đợt. Lượng mưa trung bình hằng năm từ 1,500 mm - 1.900 mm. Có những năm mưa nhiều, thường gây lũ lụt cục bộ. Đặc điểm khí hậu của địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất các loại cây trồng và vật nuôi ưa khí hậu nhiệt đới. Bên cạnh đó, những trận lũ lụt xuất hiện vềy mùa mưa làm cho đất đai đất đai bị rửa trôi bạc màu, gây hư hại mùa màng thêm vào đó là hiện tượng sương muối, ảnh hưởng tới đời sõng sinh hoạt của nhân dân và sự sinh trưởng của cây trồng vật nuôi.
Đất đai của xã Đàm Thủy dược phân bố khá đa dạng, gồm các loai đắt màu, đất cát, đất sét, đất màu pha cát, đất sét có sỏi.. Tâp trung dọc các sông suối là đất phù sa, đất màu, đất pha cát thích hợp cho trồng lúa và một số cây lương thực ngắn ngày. ở các dải đất dọc đồi núi hình thành đất sét pha sỏi, chất đắt này phù hợp với việc khai thác làm nương rấy trồng hoa màu. Tận dụng đặc điểm chất đất và địa hình thuận lợi ở dọc các đồi núi trọc và thung lũng, người dân Đàm Thủy tiến hành khai thác tròng cây lấy gỗ và cây ăn quả.
Với đặc điểm của điều kiện tự nhiên chi phối, rừng của Đàm Thủy có hệ thực vật, động vật phong phú. Hệ thống các loại cây gỗ quý như nghiến, lát, xả gài, dě, xau xau và một số loại cây dược liệu như mộc nhĩ, nấm hương. Nhiều động vật quý như nai, hươu, khi, nhím, lơn rừng, chim trĩ, họa mi, khướu. Rừng trong cuộc sống của người dân Đàm Thủy trước đây có vai trò quan trọng là nguồn cung cấp lương thực, cứu đói vào những dịp giáp hạt.
Trước đây, điều kiện sinh khăn,rừng còn là nguồn cung cấp dược liệu quý, giúp đồng bào thành các bài thuốc nam quý trong chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe. Trong các cuộc đầu tranh bảo vệ làng bản, quê hương rừng là nơi cất giấu lương thực, vũ khí, Đồng thời là địa bàn bí mật đê tập luyện quân sự. Ngày nay, rừng vẫn gắn bó với cuộc sống của nhân dân địa phương, tạo nên cảnh quan sinh thái cho quê hương, thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy và chính quyền địa phương, người dân Đàm Thủy ra sức trồng rừng và để luyện tập quân sự. bảo vệ rừng, kết hợp với phát triển kinh tế bền vững từ rừng. Tài nguyền khoáng sản tuy không nhiều so với các đia phương khác của Cao Bằng, song xã Đàm Thủy cũng có một trữ lượng nhỏ quặng săt, quặng mangan, đây là một nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giúp xã khai thác phục vụ phát triến kinh tế. Trước đây, để phục vụ cho việc đi lại, người dân đã tiến hành khai phá các con đường mòn men theo sườn đồi, núi khá hiểm trở. Ngày nay, các con đường liên thôn, nội thôn đã được mở mang giúp cho hoạt động giao thông của nhân dân được thuân lơi hơn. Bên canh các con đường mòn bằng đất được mở mang rộng rấi trong các xóm, đường xuyên xã được bê tông hóa, rải nhựa. Bên cạnh đó, các cây cầu dân sinh đươc hình thành sửa sang phục vụ cho việc đi lại, vận chuyển hàng hóa của nhân dân. Một số cây cầu được bê tông hóa kiên cố như cầu Bản Gun. Đặc biệt, hệ thống giao thông được đầu tư phát triển khi các tài nguyên du lịch của Đàm Thủy được đưa vào khaithác phục vụ cho du khách đến tham quan như thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao và gàn đây là chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc. Quốc lộ 4A chay qua địa bàn xã tạo thuận lợi trong việc thu hút khách du lịch đến thăm khu du lịch Thác Bản Giốc của Đàm Thủy.
Nhìn chung, được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương hiện nay hệ thống giao thông trên đia bàn xã đã được đầu tư, bê tông hóa tạo điều kiện cho sự lưu thông của nhân dân trong vùng và với các địa phương khác, góp nhần thúc đấy sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa của xã. Nền kinh tế chủ đạo của nhân dân Đàm Thủy là nông nghiệp. Với tập quán canh tác nông nghiệp lúa nước, đồng bào các dân tộc ở Đàm Thủy từ lâu đã tiến hành khai phá các khoảnh ruộng dọc con sông Quây Sơn, con suối để trồng lúa, ngô, và một số loại rau màu. Dọc đồi núi, các mảnh nương được người dân trồng lúa nếp (nếp ong), ngô, đậu, mì, mạch. Vào mùa khô, nhân dân Đàm Thủy tiển hành gieo cải hạt tại các khu đất dọc sông Quây Sơn . Cải hạt được đồng bào các dân tộc ở Đàm Thủy dùng để ép dầu phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngày.
Điều kiện khí hậu, dất đai của xã Đàm Thủy thuận lợi cho việc trồng hạt dė. Đây là cây trồng mang tính đặc trưng của địa phương nói riêng và huyện Trùng Khánh nói chung. Hiện nay đang được người dân địa phương khai thác, mở rộng diện tích sản xuất. Cùng với các xã Chí Viễn, Khâm Thành, Đình Phong, Ngọc Khê, Phong Châu, Đàm Thủy được chứng nhận "chi dẫnđịa lý" vùng sản xuất hạt dẻ.
Bên cạnh trồng trọt, người dân Đàm Thủy tiến hành hoạt động chaăn nuôi gia súc, gia cầm nhằm phục vụ nhu cầu sức khéo trong sản xuất nông nghiệp, vận chuyển, vật tế lễ trong các nghi lễ tín ngưỡng truyền thống và trao đổi mua bán, …Hầu hết mỗi gia dình người dân Đàm Thủy đều nuôi từ 1-2 con trâu, bò,lợn. Bên cạnh đó, ngựa, dê và các loại gia cầm như gà, vịt cũng được các hộ gia đình nuôi theo các hình thức khác nhau.
Trước đây, do điều kiện sản xuất Còn hạn chế, lại phải hứng chịu các đợt thiên tai, giáp hạt, để đáp ứng nhu cầu bữa ăn hằng ngày, người dân Đàm Thủy tiến hành phẩm tự nhiên như rau rừng, mẫng, nấm hương,.. vào những lúc nông nhàn, khi đi nương, làm ruộng.
Đồng bào Tày, Nùng ở Đàm Thủy khá thành thạo một số nghề thủ công truyền thống như đan lát, rèn, dệt vải, mộc. Nghề đan lát được hình thành từ lâu đời tập trung ở các xóm Bồng Sơn, Bản Thuôn, Bản Giốc với các dụng cụ phục vụ cho hoat động sản xuất và sinh hoạt như rổ, rá, sot, bồ, cót,.. Nghề rèn của Đàm Thủy tập trung chủ yếu ở hai xóm Bản Gun và Bản Giốc. Sản phẩm đan lát của người dân Đàm Thủy được đem bán tại các chợ Pò Tấu, Trùng Khánh. Để tạo ra được con dao, cái nhíp, lưỡi hái,.. có chất lượng tốt, người thợ thủ công đã phải chú ý đến từng khâu trong quy trình chế tác, từ kĩ thuật chọn nguyên liệu, dùng đe búa đến kĩ thuật gõ đều tay. Bởi vậy, sản phẩm từ nghề rèn của bà con Đàm Thủy bên cạnh phục vụ nhu cầu trong gia đình, còn là sản phẩm để trao đổi ở chợ. Người phụ nữ Đàm Thủy thể hiện sự khéo léo qua hoạt động dệt vải với những hoa văn đẹp mắt, tinh tế trên từng sản phẩm. Quy trình dệt våi chủ yếu mang tính thủ công song với bàn tay khéo léo và sự nhẫn nại của người phụ nữ đã tạo ra các sản phẩm đặc sắc như bộ y phục, mặt chăn, mặt địu, khăn trải giường. Hiện nay do sự tác động bởi nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau, hoạt động dệt vải ở Đàm Thủy đã bị mai một dần. Cũng như một số nghề thủ Công khác, nghề mộc chỉ tồn tai trong. ở Đàm Thủy và mang tính chất nghề phụ.
Truớc đây, khi chưa hình thành chợ phiên trên địa bàn xã, nhân dân Đàm Thủy thường mang sản phẩm ra các chơ phiên ở các xã lân cận hay chợ Trùng Khánh đế trao đổi, mua bán nhu yễu phẩm hằng ngày. Vào thời kỳ hợp tác xã trên địa bàn xã đã hình thành cửa hàng hợp tác xã mua bán Đàm Thủy (năm 1961) kinh doanh một số mặt hàng thiết yếu, phục vụ cho nhu cầu của bà con nhân dân địa phương như muối, dầu, vải, nồi, niêu, xong, chảo và các đồ dùng học tập như giấy, bút, mực. Sau đó, đển năm 1998, chợ Bản Rạ (Đàm Thủy) được xây dựng, giúp cho nhân dân địa phương có địa điểm trao đổi, mua bán cố định. Chợ họp theo phiên, năm ngày một phiên. Các mặt hàng được bày bán ở chợ chủ yếu là sản phẩm nông sản và hoạt động thủ công nghiệp của địa phương như rổ, rá, sọt, bồ, cót, dao, liềm,... Chợ phiên Bản Rạ không chỉ là nơi diển ra hoạt động trao đổi mua bán, mà còn là nơi trao đổi tâm tư tình cảm, giao lưu văn hóa, sự hiểu biết lẫn nhau, từ đó góp phần tao thêm mối quan hệ bền chặt trong cộng đồng các dân tộc tại địa phương. Do đó, chợ phiên ở Đàm Thủy không chi mang tính chất kinh tế mà còn phản ánh tính văn hóa, xã hội.
Trích cuốn "lịch sử Dảng bộ xã Đàm Thủy (1946 - 2020)"